Nghệ thuật Byzantine
Nghệ thuật Byzantine

Nghệ thuật Byzantine

Nghệ thuật Byzantine là các tác phẩm nghệ thuật mang phong cách Hy Lạp Kitô giáo của Đế chế Đông La Mã (Byzantine),[1] cùng các quốc gia và các bang được thừa hưởng văn hóa từ đế chế. Mặc dù đế chế nổi lên từ sự suy tàn của Rome và tồn tại cho đến khi Constantinople sụp đổ năm 1453,[2] ngày bắt đầu của thời kỳ Byzantine khá rõ ràng trong lịch sử nghệ thuật so với lịch sử chính trị. Nhiều quốc gia Chính thống Đông phương ở Đông Âu, cũng như các quốc gia Hồi giáo ở phía đông Địa Trung Hải, đã bảo tồn nhiều khía cạnh của văn hóa và nghệ thuật của đế chế trong nhiều thế kỷ sau đó.Một số quốc gia đương thời có nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi Đế quốc Byzantine, mà không thực sự là một phần của đế quốc (" Khối thịnh vượng chung Byzantine "). Những quốc gia đó bao này bao gồm cả Rus, và một số quốc gia không chính thống như Cộng hòa Venice, quốc gia này đã tuyên bố độc lập khỏi đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ 10 và Vương quốc Sicily, có quan hệ mật thiết với Đế quốc Byzantine và cũng là quốc gia sở hữu Byzantine cho đến thế kỷ thứ 10 với phần lớn dân số vẫn cố duy trì ngôn ngữ truyền thống là tiếng Hy Lạp cho đến thế kỉ thứ 12. Các quốc gia khác có truyền thống nghệ thuật Byzantine đã dao động trong suốt thời Trung cổ giữa việc nằm dưới sự trị vì của đế chế Byzantine và tồn tại như những quốc gia độc lập, như Serbia và Bulgaria. Sau sự sụp đổ của thủ đô Byzantine của Constantinople năm 1453, các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi các tín đồ Kitô Chính thống từ phương Đông sống ở Đế chế Ottoman thường được gọi là "hậu Byzantine". Một số truyền thống nghệ thuật bắt nguồn từ Đế quốc Byzantine, đặc biệt là khi liên quan đến hội họa và kiến trúc nhà thờ, được duy trì ở Hy Lạp, Síp, Serbia, Bulgaria, Romania, Nga và các nước Chính thống giáo Đông phương khác cho đến tận ngày nay.